Site Loader
Website
73 Trường Chinh, Phường 12, Tân Bình, Hồ Chí Minh
73 Trường Chinh, Phường 12, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Hướng dẫn cách sơ cứu các tai nạn thường gặp

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không thể tránh khỏi những sự cố bất ngờ gây ra nhiều nguy hiểm không lường trước. Vậy nên việc sơ cứu người ở hiện trường chính là bước đầu hỗ trợ nạn nhân tránh khỏi ảnh hưởng xấu đến tính mạng. Bài viết dưới đây Web Design sẽ chia sẻ đến bạn cách sơ cứu các tai nạn thường gặp để bạn có thể áp dụng khi cần thiết. 

Vì sao cần tiến hành sơ cứu khi gặp tai nạn?

Vì sao cần tiến hành sơ cứu khi gặp tai nạn?

Theo báo cáo từ bệnh viện Việt Đức, có đến 50% trường hợp nạn nhân bị tử vong với nguyên nhân đến từ việc không tiến hành sơ cứu hoặc làm sai cách. 

Khi các sự cố xảy ra, thời gian thật sự rất quan trọng trong việc quyết định sự sống mà quá trình chờ đợi đưa đến cơ sở y tế thường không thể diễn ra nhanh chóng. Vì vậy việc sơ cứu sẽ hỗ trợ bước đầu quan trọng mà người ở hiện trường có thể giúp đỡ nạn nhân khỏi cơn nguy kịch. 

Hướng dẫn cách sơ cứu các tai nạn thường gặp 

Cuộc sống thường ẩn chứa những điều không thể ngờ tới, vì vậy mỗi người cần trang bị kiến thức sơ cứu để nhanh chóng thực hiện cứu người. Dưới đây là một số cách sơ cứu cho những tai nạn thường gặp nhất hiện nay. 

Sơ cứu cho người ngạt thở

Sơ cứu cho người ngạt thở

Khi người gặp nạn có dấu hiệu không thể nói chuyện, khó thở ra hơi, kèm theo trạng thái ho. Lúc này vẻ ngoài bắt đầu có những trạng thái như môi và da người chuyển sang màu xanh hoặc tái sẫm, đỏ ửng hoặc đổi sang màu nhợt nhạt thì bạn nên thực hiện các thao tác sơ cứu.

Cách đầu tiên là vỗ lưng bằng cách đứng sang một bên hoặc đứng ở phía sau nạn nhân, cho họ cúi một góc 90 độ, song song với mặt đất. Khi đó bạn thực hiện vỗ lưng 5 lần bằng gót bàn tay vào giữa 2 bả vai. Đối với trẻ nhỏ, bạn cũng quỳ xuống phía sau và cho trẻ làm như tương tự người lớn. 

Tiếp theo cần thực hiện ép bụng 5 lần hay còn được gọi là Heimlich. Bạn thực hiện bằng thao tác sau:

  • Vị trí đứng sau nạn nhân, bước một chân lên trước chân sau để làm trọng lực. Thực hiện ôm vòng tay vào vòng thắt lưng nạn nhân, đẩy người về phía trước. 
  • Tiếp theo nắm bàn tay lại và đặt vào vùng rốn của người bị ngạt thở, tay còn lại ôm chặt để giữ lực. Thực hiện ấn mạnh nhanh chóng với hướng cố gắng nâng người lên. 

Người sơ cứu thực hiện 5 lần vỗ lưng và 5 lần ép bụng, lặp lại theo trình tự cho đến khi nạn nhân có thể thở được. Hãy gọi đến số 0912115115 hoặc truy cập vào website Cấp Cứu Vàng để thuê xe cấp cứu hoặc nhờ người khác liên hệ cơ sở y tế gần nhất trong lúc bạn đang sơ cứu. 

Sơ cứu nhanh khi bị điện giật

Sơ cứu nhanh khi bị điện giật

Trước khi tiến hành sơ cứu người bị điện giật, bạn cần ngắt nguồn điện nhanh chóng để tránh việc để lâu sẽ khiến bị tử vong. Sau đó tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân bằng các vật cách điện như thanh gỗ, ghế nhựa, vật làm cao su, cán chổi nhựa,…người sơ cứu cũng tuyệt đối không đi chân trần hay dùng đồ kim loại. 

Khi đảm bảo mọi thứ đã an toàn thực hiện sơ cứu nhanh với các thao tác:

  • Người sơ cứu đặt nạn nhân tại vị trí thoáng đãng, tư thế thoải mái và đầu được kê thấp.
  • Lấy vải, chăn mỏng phủ lên người để hạn chế bị lạnh tăng nguy cơ nhiễm điện. 
  • Bạn kiểm tra mức độ nguy hiểm bằng cách gọi tên nạn nhân xem có nhận thức không. 
  • Trường hợp nạn nhân đã bị bất tỉnh, bạn cần mở đường thở cho nạn nhân bằng thao tác nâng cằm và để đầu ngửa ra phía sau. 
  • Khi mọi thứ đều đảm bảo cách điện và không còn nguy hiểm bởi điện năng, bạn thực hiện hô hấp nhân tạo hoặc ép tim để mở đường thở. 

Nếu người bị điện giật sau đó vẫn còn tỉnh táo và có trạng thái bỏng, bạn nên cho nạn nhân rửa vết thương tại vòi nước mát. 

Khi có dấu hiệu chảy máu cần rửa bằng thuốc đỏ và được băng bó bằng bông gạc. Quan trọng hơn hết hãy đưa nạn nhân đi cấp cứu hoặc cơ sở y tế gần nhất, tránh để lại di chứng sau này. 

Sơ cứu khi gặp tai nạn bị bỏng

Sơ cứu khi gặp tai nạn bị bỏng

Trường hợp nạn nhân bị bỏng với diện tích không quá rộng, có tình trạng da đỏ và bị sưng thì cần làm mát ngay lập tức. Lúc này cần rửa dưới vòi nước mát ít nhất 10 phút để vết thương được dịu lại.

Nếu xuất hiện bọng nước, vết thương quá sâu tuyệt đối không làm bể cũng như hạn chế rửa quá lâu. Bạn có thể dùng bông gạc không có lông tơ để băng bó và tránh nhiễm trùng vết thương. 

Khi nạn nhân bị bỏng ở vùng da rộng, vị trí khớp, niêm mạc, đường hô hấp với tình trạng phồng rộp, sưng to hay quá sâu cần được chữa trị tại cơ sở y tế gần nhất. Ngoài ra nếu bị bỏng bởi hóa chất, bức xạ, cháy nổ điện thì đây là trường hợp nghiêm trọng, cần được đưa đi cấp cứu và theo dõi kỹ càng biểu hiện.

Sơ cứu khi vết thương mạch máu chảy quá nhiều máu

Đối với vết thương tại các vùng có mạch máu, nạn nhân sẽ có dấu hiệu máu chảy ra nhiều. Nếu trường hợp vết thương nhỏ, bạn cần rửa sạch vết thương, băng bó bằng bông gạc vô trùng. 

Tuy nhiên nếu nạn nhân bị chảy quá nhiều máu kèm theo biểu hiện da lạnh, mất ý thức hay bị sốc thì bạn cần nhanh chóng thực hiện sơ cứu với cách thức:

  • Sát khuẩn tay, dụng cụ trước khi sơ cứu để tránh bị nhiễm trùng.
  • Xác định vị trí vết thương, nếu diện tích nhỏ có thể dùng ngón tay giữ nguyên vào chúng từ 5-10 phút để hạn chế máu chảy. 
  • Cho nạn nhân nằm tại mặt phẳng, vùng có vết thương kê cao hơn so với tim và đồng thời vẫn ép chặt vùng bị thương.
  • Băng bó bằng bông gạc theo từng lớp, lưu ý không băng quá chặt để hạn chế tắc nghẽn. Theo dõi xem máu còn chảy ra không, nếu còn tiếp tục phủ lớp bông gạc nhưng không được tháo lớp ban đầu ra. 
  • Lập tức di chuyển đến bệnh viện, bạn cần theo dõi nạn nhân xem có vấn đề xuất hiện như da xanh, mặt nhợt nhạt, đổ nhiều mồ hôi để thực hiện chống sốc cho họ. 

Sơ cứu cho người bị đuối nước

Sơ cứu cho người bị đuối nước

Khi nạn nhân bị đuối nước cần phải được sơ cứu một cách nhanh chóng nhất để kịp thời cứu lấy mạng sống cho nạn nhân. Bạn cần kiểm tra tình trạng của nạn nhân trước khi thực hiện sơ cứu vì chỉ có 1-4 phút để xử lý, bao gồm thao tác:

  • Đưa nạn nhân nằm ở mặt phẳng, thoáng khí và khô ráo. 
  • Trong trường hợp nhẹ, người bị đuối nước không bị bất tỉnh nhưng trong trạng thái hoảng sợ và buồn nôn, hãy để họ nằm nghiêng cùng thao tác thúc ói. 
  • Nếu nạn nhân đã bất tỉnh với dấu hiệu lồng ngực không động đậy, hãy thực hiện ấn tìm bên ngoài lồng ngực tại nửa dưới phần xương ức trong vòng 2 phút. Sau đó bạn cần quan sát trạng thái của nạn nhân xem đã có phản ứng lại hay chưa. 
  • Bạn cần cởi bỏ quần áo ướt của người bị đuối nước và đắp vải hoặc chăn khô, nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất để kịp thời xử lý. 

Sơ cứu cho người bị nghẹn

Sơ cứu cho người bị nghẹn

Đối với những người bị nghẹn dẫn đến không thể giao tiếp hay nghẹt thở cần được sơ cứu nhanh chóng. Bạn cần thực hiện các thao tác sau:

  • Dùng lòng bàn tay vỗ 5 lần vào lưng của người đang bị nghẹn. 
  • Sau đó thực hiện ôm vào vùng rốn, ấn mạnh và dùng lực đẩy ra ngoài liên tục. Lưu ý động tác phải mạnh và dứt khoát để tạo áp lực cho lồng ngực. 
  • Bạn cần thao tác luân phiên giữa 2 động tác cho đến khi vật thể ra ngoài. Nếu trường hợp quá nặng hay nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu.

Trên đây là những thông tin cần thiết về cách sơ cứu các tai nạn thường gặp mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng, thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức bổ ích để có thể giúp bản thân hoặc những người xung quanh khi có tai nạn không mong muốn xảy ra.

Post Author: pbn